Những lời mách nước trong bài sẽ giúp cha mẹ có phương án thích hợp để “đối phó” với những hành vi bướng bỉnh của con trẻ.
Bài viết đã đề cập đến những cách thức giúp cha mẹ khắc phục thói bướng bỉnh của bé trong khi làm việc nhà, hay chuẩn bị đưa bé đi ngủ. Phần thứ hai sẽ tiếp tục là những tuyệt chiêu trị những đứa trẻ khó bảo trong chuỗi “Chiến lược đối phó âm thầm”, nhằm giải quyết khó khăn với chứng biếng ăn, ỷ lại khi làm bài tập, cũng như những thử thách thường nhật khác.
CUỘC CHIẾN ĂN UỐNG
Bé trai nhà bạn từ chối tất cả các loại rau, chỉ ăn đồ nướng, rán, hoặc thậm chí mải chơi chẳng buồn đói. Những trường hợp như vậy không chỉ khiến mẹ lo lắng cho sức khỏe của bé, mà còn làm mẹ buồn khi mà món ăn mẹ mất bao công sức nấu nướng bị từ chối, hất đẩy.
Chiến lược đối phó âm thầm
1. Khẩu phần nhỏ
Với đứa trẻ ngang ngược, chúng thường thể hiện nét tính cách theo kiểu “kén cá chọn canh” đối với đồ ăn. Vì vậy, bạn hãy chia những món ăn bạn định cho bé ăn thành nhiều phần nhỏ, mỗi lần chỉ mang ra chút một như thế. Dù cùng một khối lượng thức ăn, nhưng chắc hẳn đứa bé sẽ ngán lắm khi thấy một bát rau đầy ụ, trong khi chúng hoàn toàn có thể bị “đánh lừa” để ăn lượng rau tương đương với nhiều khẩu phần nhỏ liên tục.
Lời khuyên then chốt cho các mẹ với phương pháp này: Đừng nói bất kỳ câu chuyện gì liên quan đến thức ăn, hay những câu nói như “Con ăn thử món này đi, một miếng thôi”. Bé con sẽ sẵn sàng dựa vào đó mà phản kháng lại, bỏ bữa ngay! Thay vào đó, mẹ hãy những đến những vấn đề khác làm thay đổi sự tập trung của trẻ, như những sự kiện trong ngày hôm nay, thời tiết...
2. Bánh ngọt luôn sẵn sàng!
Nếu mẹ biết rằng bé chỉ chực trờ cơ hội để kết thúc giờ ăn bằng một miếng bánh ngon ngọt thì mẹ đừng từ chối bé, nhưng hãy đảm bảo rằng đó là một miếng bánh bé xíu, tựa kích cỡ một viên socola thôi. Mẹ hãy đặt miếng bánh đó ngay cạnh bát cơm của bé, để bé biết bé chắc chắn được ăn bánh, chỉ là sớm hay muộn. Chiếc bánh tuy nhỏ nhưng có tác dụng vô cùng trong việc khuyến khích bé ăn hết khẩu phần ăn của mình. Trong nhiều trường hợp, món tráng miệng bé tẹo đó không đủ làm no bé nhà bạn và bé đòi thêm – bạn hãy làm rõ với bé rằng một miếng bánh thêm nghĩa là bé phải quay lại ăn thêm một bữa như vừa rồi nữa, thì mới có tráng miệng cuối bữa lần nữa!
3. Giữ mình bình tĩnh
Mẹ hãy chuẩn bị trong nhà một loại đồ ăn mà bé có thể tự làm cho mình, cũng như thích ăn để bé có thể ăn khi không một món ăn nào trong những thứ bạn nấu hôm nay khiến bé thích thú. Những món ăn đơn giản, luôn có trong tủ lạnh nhà bạn, không yêu cầu nấu nướng cầu kỳ nhưng lại bổ dưỡng như lạc, sữa chua, trứng luôn là những sự lựa chọn hàng đầu khi bạn định áp dụng phương pháp này. Đối với những đứa trẻ ngang bướng, việc sở hữu một loại đồ ăn có thể ăn mọi lúc là rất quan trọng.
Đương nhiên sau một vài bữa liên tục với một món ăn, bé sẽ chán, đồng nghĩa với việc chấp nhận những thứ khác mà mẹ chuẩn bị trong bữa ăn. Còn nếu bé không chịu ăn gì cả, thay vì mắng nhiếc trước sự bướng bỉnh của bé, mẹ thậm chí nên ủng hộ quyết định đó của bé và bình tĩnh cho bé một sự đền đáp: “Thôi được rồi, vậy con không ăn gì thì bữa tối mẹ sẽ cho con ăn thật nhiều nhé.”
Những đứa bé thật sự cứng đầu sẽ có thể ăn một món ăn đó, không thì cứ lặp đi lặp lại việc bỏ ăn trong thời gian dài, vì thế nên bố mẹ nên có sự chuẩn bị cho tốt. Điều tiên quyết trong phương pháp này là mẹ phải giữ mình thật bình tĩnh, trành những phản ứng mang tính cảm xúc bực bội. Mẹ hãy cỗ vũ, khuyến khích bé ăn nhiều loại thức ăn, chứ đừng bao giờ nên bắt ép. Hãy kiên trì đưa tư tưởng đó vào đầu con trẻ, rồi đến một ngày theo sự phát triển, khẩu vị của bé có thể thay đổi, và khi đó những món bé từ chối ăn bây giờ biết đâu lại là món khoái khẩu cúa bé sau này.
CUỘC CHIẾN QUẦN ÁO
Cô nàng bé con sành điệu của bạn luôn chọn những cách kết hơp quần áo mà cá nhân bạn thấy rất không đẹp, rồi phá lên khi mặc những đồ bạn chọn cho; hoặc mặc quần áo không phù hợp với khí hậy thời tiết, đầy là còn chưa nói đến chuyện nàng ta thay rất rất nhiều quần áo trong một ngày.
Chiến lược đối phó âm thầm
1. Dọn dẹp tủ quần áo
Quá nhiều quần áo trong tủ đồng nghĩa với khó khăn và thách thức của mẹ tăng lên gấp bội. Vì thế, dọn dẹp tử quần áo của bé vài tuần một lần là điều cần thiết, giúp sự lựa chọn của bé ít đi, và sự kiểm soát của bạn đối với những đồ bé có thể mặc sẽ tăng lên.
2. Hiểu rõ việc nên làm và không nên làm
Khi cùng bé chọn quần áo để mai bé có thể mặc đến trường, việc mẹ nên làm là giới hạn phạm vi những bộ đồ bé chọn (ví dụ trong phạm vi ba bộ), còn đưa ra quyết định cuối cùng phải hoàn toàn ở bé. Cũng giống người lớn, con trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi bé mặc những bộ quần áo mà bé cho là thích hợp. Một lời khuyên nho nhỏ dành cho mẹ là: Hãy để sẵn ra bộ quần áo hoàn thiện cho ngày mai bé mặc, để đề phòng cuộc chiến áo quần có thể xảy ra sáng mai!
CUỘC CHIẾN LÀM BÀI TẬP
Bé con nhà bạn liên tục nhờ bạn giúp đỡ để làm bài tập, trong khi bạn biết rõ rằng bé hoàn toàn có thể tự làm. Một vấn đề khác nữa làm mẹ đau đầu, là khi bé cứ mải chơi ban ngày, để rồi tối muộn mới chịu ngồi vào bàn học, làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ ngơi.
Chiến lược đối phó âm thầm
1. Để bé thư giãn
Việc đầu tiên mẹ cần hiểu, rằng chứng ngang bướng, than vãn về chuyện học hành hoàn toàn có thể là một dấu hiệu của việc học quá sức hay triệu chứng kém tập trung. Trong trường hợp đó, mẹ hãy cố gắng chia các công việc bé làm thành nhiều phần nhỏ, giải quyết vào nhiều lúc khác nhau (lúc này làm hau bài toán, lúc sau làm ba bài ngữ pháp), hay đơn giản để bé chạy nhảy tung tăng quang phòng một lúc rồi mới tiếp tục quay lại làm bài. Đối với những trường hợp khó nhằn hơn, bạ hãy dành thời gian ngồi cạnh bé để bấm giờ: Bé sẽ học trong mười phút, rồi nghỉ giải lao trong vòng hai, ba phút, rồi lại tiếp tục làm việc với mười phút tiếp theo.
2. Khiến việc học trở nên vui nhộn
Mẹ đã bao giờ để bé trai đọc bài tập đọc dưới ánh sáng của một cái đèn ngủ trong một chiếc “lều” được làm bằng cái bàn và tấm vải chùm chưa? Mẹ đã bao giờ để bé gái nhà mình đánh vần khi tung bóng hay nhảy dây chưa? Hãy cho các bé cơ hội vui chơi bổ ích nhé.
3. Tạo sự tự lập cho bé
Nếu bạn tự tin rằng bé con nhà mình có thể hoàn thành tốt chỗ bài tập về nhà, hãy để bé một không gian riêng tự lập để bé làm bài. Đồng thời, mẹ nên làm rõ với con rằng nếu có bất kỳ vấn đề khó khăn nào trong quá trình làm bài, con hoàn toàn có thể chạy tới hỏi mẹ, chứ không được giấu và bỏ qua bài tập. Mẹ có thể bí mật kiểm tra bé tại một vài thời điểm để đảm bảo bé vẫn đang làm việc.
Đây là điều lý thú của phương pháp này: Bé có thể sẽ rất ngại khi phải trèo lên tầng để hỏi bạn, hay phải mang vác hẳn một quyển sách giáo khoa rất nặng đến chỗ bạn, thế nên bé sẽ học ra cách dành thời gian để suy ngẫm bài học!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét