Làm mẹ lần đầu sẽ không tránh khỏi những lúng túng khi chăm sóc con từ khi còn trong bụng đến khi sinh ra. Việc cho con bú cũng vậy, nếu là lần đầu sẽ khiến bạn có những bỡ ngỡ nhất định.
- Những bài viết liên quan về sữa có thành phần trái cây
- Xem thêm bài viết về bổ sung vitamin cho con
- Bài viết về sữa Dumex
- Những kiến thức về dinh dưỡng cho bé 2 tuổi
1. Con bú sẽ đau
Núm vú của bạn sẽ đau và nứt, đặc biệt ở những người làm mẹ lần đầu cố gắng cho con bú đúng cách. Việc bị căng tức ngực cũng xảy ra khi nguồn sữa dồi dào đang cố gắng cân bằng khiến bạn cảm thấy ngực mình như muốn nổ tung. Đừng lo lắng, một thời gian biểu cho ăn tốt, và các kỹ thuật chăm sóc thích hợp sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn và trở nên thoải mái hơn.
2. Không chỉ có một tư thế bú
Nếu bạn nghĩ mình chỉ có thể cho con bú bằng cách ôm con trong vòng tay, bụng con hướng về phía bụng mình thì bạn đã sai hoàn toàn đấy. Tư thế đó sẽ gây ra mệt mỏi và đau cổ không cần thiết vì bạn bắt buộc phải ngồi thẳng liên tục, ngay cả vào ban đêm. Có rất nhiều tư thế và vị trí khác bạn có thể áp dụng như nằm xuống để nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể, cũng như tận hưởng thời gian gắn kết giữa bé và bạn. Hai mẹ con cũng có thể cùng đi ngủ, và việc này đúng là kỳ diệu cho những mẹ có con hay bú lúc đêm muộn.
3. Viêm vú có thể sẽ xảy ra ít nhất một lần
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm vú, nhưng thông thường là do bị tắc ống dẫn vì nguồn sữa hoạt động quá mức và không hoàn toàn kiệt hết sữa sau mỗi lần cho bé ăn, từ đó dẫn đến viêm vú. Viêm vú sẽ khiến bạn bị sốt, ớn lạnh và cảm thấy đau mỗi khi con ăn. Ai cho con bú cũng gặp ít nhất một lần tình trạng này. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng điều quan trọng là phải nhận thức được lý do gây ra và làm thế nào để tránh nó.
4. Sữa quá nhiều có thể gây khó ăn
So với những mẹ thiếu sữa, những mẹ dưa thừa sữa thật may mắn vì đủ lượng sữa cho con bú. Thế nhưng việc sữa dư nhiều cũng gây ra một vài vấn đề rắc rối. Các mẹ nhiều sữa nên để ý mỗi lần cho con bú, bé nhà bạn có thể bị sặc khi lượng sữa chảy xuống quá nhiều và nhanh. Tuy nhiên, cách khắc phụ cũng rất đơn giản, đó là chỉ cần dành một vài phút để vắt một ít sữa đầu đi cho đến khi nó chảy theo một mức độ điều chỉnh được, từ đó con mới có thể bú dễ dàng và không bị sặc sữa.
5. Đừng cho ngừng bú khi bé tỏ vẻ khó chịu hoặc bị phân tâm
Trẻ sơ sinh dễ bị phân tâm bởi những thứ xung quanh, nhất là ở gioai đoạn từ 4 đến 5 tháng tuổi, và đó chỉ đơn giản là một giai đoạn phát triển của bé mà thôi. Vì thế, bạn đừng thấy con phân tâm hoặc không muốn bú là dừng lại ngay. Thay vào đó, hãy tiếp tục cho bé ăn cho đến khi bé đủ no, bạn nhé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét