Thay vì sử dụng chuột hay màng đựng máu cho muỗi ăn thì Emily Dennis lại thích trở thành ""thức ăn"" cho hàng ngàn con muỗi vằn của mình.
Cho muỗi ăn từng được biết đến như là một công việc kỳ lạ nhưng có thật trên thế giới hiện nay. Nghề này được ra đời nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cụ thể là tìm ra các phương pháp chữa bệnh cho cộng đồng xã hội.
Thông tin về bệnh sốt xuất huyết:
Phòng tránh sốt xuất huyết cùng Soffell với 500.000 quà tặng xua muoi
Trẻ em Cần Thơ cùng Soffell chung tay chống sot xuat huyet
Là một trong những tình nguyện viên cho muỗi ăn nhưng cô Emily Dennis, nhà nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Rockefeller, thành phố New York, Mỹ lại đặc biệt yêu thích công việc cho loài côn trùng này ăn máu trực tiếp trên cơ thể mình mà không cần tới bất cứ phương pháp nhân tạo nào khác. Có lẽ vì thế mà đàn muỗi do cô Emily cho ăn dường như trông mập mạp hơn hẳn.
Emily cho biết, cô có khoảng 8 chiếc lồng dự trữ nuôi muỗi vằn, mỗi lồng có từ 500 tới 1.000 con muỗi. Cứ 3 tháng, Emily mới hoàn tất quá trình cho muỗi ăn. Trong tự nhiên, muỗi vằn là loài côn trùng có thể truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và sốt chikungunya cho con người. Nhưng muỗi vằn trong phòng thí nghiệm được đảm bảo là an toàn và không gây bệnh.
Phần lớn những nhà khoa học khác thường sử dụng chuột hoặc màng đựng máu thay vì cho muỗi cắn trực tiếp lên cơ thể mình. Trong khi đó, Emily lại sẵn sàng để cho đàn muỗi đói châm chích lên tay mình vì cô muốn trực tiếp nghiên cứu tương tác khi muỗi đậu lên da như thế nào.
Thông thường những vết muỗi cắn chi chít sẽ khiến tình nguyện viên cho muỗi ăn bị đỏ và ngứa râm ran trên da nhưng trường hợp của Emily thì đặc biệt hơn. Da cô khá khỏe vì vậy, cô chỉ bị tấy đỏ một vài giờ sau khi bị đàn muỗi ""làm thịt"".
Emily tiết lộ cảm giác bị hàng trăm con muỗi đốt còn thoải mái hơn nhiều so với bị một hay hai con đốt. Vì khi đó, làn da sẽ bị ngứa tại một vài điểm riêng biệt nhưng với cả cánh tay thì cảm giác lúc đó sẽ là nóng ran.
Nguồn: dantri.com.vn/xua muoi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét