11 lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai sẽ giúp bạn thích nghi với những thay đổi/ chăm sóc cơ thể và cảm thấy thoải mái trong suốt thai kỳ.
6/ Đường lằn bụng
Trong tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, dưới tác động của sự thay đổi hooc-mon, một vệt dài thẳng đứng màu nâu nhạt hoặc sẫm xuất hiện ở phần bụng của nhiều phụ nữ.
Đường lằn bụng chạy dọc từ bụng xuống xương mu, có thể bắt đầu từ rốn hoặc phía trên rốn. Đường này sẽ hoàn toàn biến mất ngay khi mẹ sinh bé.
7/ Tẩy lông
Một trong những mặt tích cực khi mang thai là phần lông đã wax sẽ lâu mọc lại hơn.
Wax rất an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng sẽ đau hơn vì mẹ đang rất nhạy cảm trong giai đoạn này.
Vào ngày sinh bé, nữ hộ lý sẽ cạo lớp lông nếu mẹ sinh mổ hoặc cắt tầng sinh môn. Lớp lông mọc lại sau đó có thể gây đau và khiến lông mọc ngược lại bên trong. Vì vậy, wax là phương pháp hiệu quả để tránh tình trạng trên.
Việc cạo lông chân sẽ trở nên khó khăn ở những tháng cuối thai kỳ nên bạn có thể nhờ chồng, bạn bè hoặc đến các trung tâm làm đẹp.
Tin tức về dinh dưỡng cho bà bầu:
Suc khoe cho ba bau
Thai ky: mang thai 3 thang dau
8/ Thư giãn
Cho dù bận rộn, bạn cũng nên ưu tiên cho việc thư giãn. Để mọi thứ nhẹ nhàng hơn, mẹ có thể dùng dịch vụ giao hàng tận nơi khi đi mua sắm, thuê người giúp việc hoặc chia sẻ việc nhà với chồng…
-Các bài tập yoga khi mang thai sẽ giúp mẹ “giảm tải” những mối lo thường ngày và chuẩn bị cho sự ra đời của bé.
-Dành thời gian nghỉ ngơi với bạn bè, gia đình…
-“Chuyện ấy” rất tốt cho sức khỏe, tinh thần của mẹ và không gây hại gì cho bé. Ngoài sex, vợ chồng bạn cũng có thể thực hiện những hành động thật ngọt ngào và lãng mạn như ăn tối dưới nến, tắm cùng nhau hoặc xoa bóp vai cho nhau…
9/ Giữ đúng tư thế
Chắc hẳn mẹ nhận ra rằng trọng lực cơ thể đã thay đổi khi bị mất thăng bằng hay đau lưng. Do đó, những đôi giày cao gót nên được “xếp xó”, thay vào đó là các loại giày phù hợp để nâng đỡ đôi chân.
-Ngồi xổm: Ngồi trên gót chân với mông chạm gót và giữ lưng thẳng.
-Nhặt đồ vật trên sàn: Vẫn là tư thế ngồi xổm như trên, nhặt đồ vật và từ từ trở lại tư thế thẳng lưng.
-Khi ra khỏi giường: Nằm nghiêng về một bên, chân trên gác qua chân dưới, dùng tay nâng người ngồi dậy thật thẳng lưng.
-Giảm sức nặng cho lưng: Nằm ngửa dưới sàn, chân gác lên ghế sofa tạo góc vuông với đầu gối. Động tác này giúp xương sống thẳng và mẹ được thư giãn.
10/ Ngực
Thay đổi ở bộ ngực là điều mẹ dễ chú ý nhất khi mang thai. Đa số phụ nữ mang thai cảm thấy đau nhức, sưng, đầu ti đổi màu, quầng vú to hơn và có thể rạn nứt.
-Dưỡng ẩm: Dùng kem chống rạn da cho cả vùng ngực. Mát-xa nhẹ nhàng theo vòng tròn để kem ngấm vào da và kích thích lưu thông máu. Đặc biệt, tránh kích thích đầu ti vì điều này có thể dẫn đến những cơn co thắt!
-Một ít nước lạnh giúp hồi phục lưu lượng máu và giảm tải sức nặng của ngực.
-Mặc áo ngực phù hợp: Nên chọn loại áo ngực không gọng. Bạn chỉ phải mặc loại áo ngực này trong vài tháng thôi nhưng nó sẽ giúp nâng ngực đúng cách và mang lại cảm giác thoải mái hơn.
-Tránh ánh nắng mặt trời: Nếu phải ra nắng, bạn nên bảo vệ làn da bằng kem chống nắng có SPF 50+ vì ánh nắng mặt trời có thể khiến da xuất hiện đốm nâu và rạn da.
11/ Giữ sáng da
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai thường khiến da bị thương tổn như nổi đốm. mụn đầu đen, nám da, da khô, bong tróc hoặc nhiều dầu
-Tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi mua bất kỳ sản phẩm làm đẹp nào. Mẹ nên dùng sản phẩm hữu cơ để loại trừ khả năng hóa chất thấm qua da bé.
-Nước máy thường có nhiều canxi và làm da bị khô nên mẹ cần chú ý dưỡng ẩm mỗi sáng và tối.
-Tẩy tế bào chết và dùng mặt nạ dưỡng ẩm để nuôi dưỡng sâu cho da.
-Đừng lo lắng nếu những đốm da nâu xuất hiện. Tình trạng nám da này là do thay đổi nội tiết tố, tác hại của ánh nắng mặt trời và sẽ mờ đi sau khi sinh bé.
Nguồn: http://vnanmum.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét