Sữa đậu nành là một thực phẩm thiên nhiên chế biến từ đậu tương, có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống và dễ hấp thu. Nó cũng là một thức uống quen thuộc, được nhiều người ưa thích do những công dụng tuyệt vời như phòng ngừa ung thư đại tràng, giảm đường huyết tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Không ít phụ nữ có thai thường lo sợ hoạt tính estrogen trong sữa đậu nành sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu công dụng và những lưu ý khi uống sữa đậu nành để giải đáp cho những thắc mắc bấy lâu nay nhé!
Tin liên quan về chuẩn bị mang thai:
Sức khỏe cho bà bầu
Dinh duong cho ba bau
Thành phần chất dinh dưỡng của sữa đậu nành
- Axit béo không no trong sữa ngăn ngừa mỡ bám vào mạch máu và giảm lượng cholesterol trong máu.
- Trong sữa đậu nành còn có các chất thiết yếu khác như sắt, kẽm, vitamin A… giúp thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ.
- Trong sữa đậu nành còn có các chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp kiểm soát đường huyết thai kỳ, giảm triệu chứng táo bón cho các bà bầu.
- Protein từ đậu nành có thể cung cấp đầy đủ và cân đối các axit amin cần thiết tương đương các nguồn axit amin động vật có trong sữa, thịt,…rất tốt cho việc bồi bổ, tăng cường sức khỏe.Lượng estrogen trong sữa đậu nành vô cùng thấp nên không ảnh hưởng gì đến giới tính thai nhi. Hơn nữa, cho đến hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nói đến việc uống sữa đậu nành ảnh hưởng giới tính thai nhi. Do đó, các mẹ có thể yên tâm khi uống sữa đậu nành rồi nhé.
Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành
- Chỉ nên uống 1 ly sữa đậu nành/ ngày.
- Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt vì vi khuẩn dễ sinh sôi, phát triển.
- Không nên uống sữa đậu nành pha trứng gà làm cho cơ thể khó hấp thụ, giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi.
- Cần đun sôi kỹ trước khi uống vì nếu uống sữa đậu nành không được đun sôi kỹ sẽ gây buồn nôn, đau bụng đi ngoài hay ngộ độc.
- Không nên ăn cam, quýt trước hay sau khi uống sữa đậu nành vì axit có thể kết hợp với protein của đậu nành gây ra hiện tượng kết tủa ở ruột, làm đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy.
Nguồn: http://vnanmum.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét