Huyết khối tĩnh mạch sâu khá hiếm gặp nhưng có thể tác động tới bạn cả trong giai đoạn mang thai lẫn sau khi sinh. Bản thân tình trạng đông máu không phải là vấn đề. Tuy nhiên, thuyên tắc phổi, một tình trạng gây ra do huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu ở chân tách ra khỏi mạch và di chuyển trong cơ thể gây tắc ở phổi, lại có thể gây nguy hiểm cho cả bạn và bé.
Xem thêm bài viết mang thai 3 tháng đầu:
Sữa dành cho bà bầu
Mang thai - Dinh dưỡng cho bà bầu
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Cơ thể con người có cơ chế tự nhiên để chống tình trạng đông máu quá mức cần thiết, tuy nhiên, ở một số người, cơ chế này có thể gặp trục trặc. Thai kỳ là giai đoạn mà các khối máu đông dễ hình thành nhất, và thuyên tắc phổi có thể làm tình trạng trầm trọng hơn. Khi huyết khối di chuyển đến phổi, nó sẽ làm giảm lượng oxy được trao đổi và điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của thai phụ.
Ở phụ nữ mang thai, huyết khối xuất hiện chủ yếu ở xương chậu và chân. Bạn có thể nhận thấy những vùng sưng, đau, đổi màu khi tình trạng thuyên tắc phổi diễn ra. Các dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng thuyên tắc phổi bao gồm:
- Lo lắng
- Khó thở
- Ho dữ dội
- Tức ngực
- Chóng mặt
- Mất dần ý thức
Hướng điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
Phụ nữ mang thai từng có tiền sử bệnh máu đông cần thông báo cho bác sĩ sản khoa về tình trạng của mình ngay khi phát hiện mang thai để tiến hành kiểm tra sớm huyết khối tĩnh mạch. Một số hướng điều trị tình trạng này là:
- Sử dụng chất chống đông máu: Các chất này không thể phá vỡ các huyết khối nhưng có thể ngăn chúng phát triển, nhờ đó, cơ thể có cơ hội phá vỡ các huyết khối một cách tự nhiên.
- Sử dụng các loại vớ chuyên dụng cho phụ nữ mang thai giúp giảm sưng và hạn chế quá trình hình thành huyết khối.
- Thường xuyên vận động để thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Nếu bạn có người ít vận động, bạn nên uống nhiều nước và thực hiện các động tác căng cơ chân đơn giản, chẳng hạn như duỗi thẳng chân và bàn chân thành đường thẳng.
Nguồn: http://vnanmum.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét