Việc bạn lo lắng đôi chút khi đang mang thai là điều tự nhiên. Chăm sóc em bé là việc hoàn toàn mới đối với bạn, bao gồm cả những chuyện không thể nào lường trước được và bạn thật sự mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo. Cùng tìm hiểu về những vấn đề khiến chị em lo lắng khi mang thai và lý do tại sao chúng không đáng sợ như bạn nghĩ.
10. Lo lắng: Tôi sẽ phải sinh mổ vào phút cuối.
Sự thật: Chuyện sinh mổ sẽ không đáng lo nếu đã được bác sĩ chỉ định từ trước và bạn có sự chuẩn bị tinh thần như trong trường hợp bé không chịu xoay đầu hoặc thai phát triển quá lớn. Tuy nhiên, nếu có vấn đề xảy ra vào phút cuối và bạn cần phải được sinh mổ khẩn cấp thì sao? Sự thật là bạn có thể lo sợ khi bắt đầu bước vào ca phẫu thuật nhưng thường thì kết quả là cả mẹ và bé đều an toàn.
Có thể bạn quan tâm sữa dành cho bà bầu:
Dinh dưỡng cho bà bầu
Biến đổi cơ thể khi mang thai 3 tháng đầu
11. Lo lắng: Chuyện đáng xẩu hổ gì sẽ xảy ra khi sinh?
Sự thật: Chắc hẳn bạn đã nghe không ít những câu chuyện “kinh khủng” xảy ra trong phòng sinh, về người thai phụ đi tiêu ngay trên bàn sinh, ném mọi thứ trong tầm với về phía bác sĩ hoặc nổi trận lôi đình với chồng ngay trước mặt mọi người. Không cần phải lo lắng về những điều này. Các bác sĩ hộ sinh và y tá đã đỡ đẻ cho bao nhiêu người và thấy bao nhiêu trường hợp sinh nở khác nhau. Mà dù sao đi nữa, ở thời điểm đau đẻ, bạn sẽ chẳng còn chú ý được gì khác nữa. Điều duy nhất bạn bận tâm là sinh bé ra và nhìn thấy bé an toàn.
12. Lo lắng: Tôi không thể là một người mẹ tốt.
Sự thật: Bạn biết chính xác bạn là người thế nào vào thời điểm này với vai trò một người vợ, một nhân viên. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi cuộc sống của bạn có thêm một em bé? Bạn có thể cân bằng những nhu cầu của cuộc sống mới với cuộc sống trước đây không? Chưa kể đến việc bạn nên dạy con như thế nào, có nên thiết lập kỷ luật cho con và có nên giúp con xây dựng lòng tự trọng? Nếu bạn băn khoăn về việc trở thành một người mẹ tốt, đó là một dấu hiệu tích cực. Điều đó có nghĩa bạn thật sự quan tâm sâu sắc đến bé và nếu bạn quan tâm bé, bạn sẽ là một người mẹ tốt.
13. Lo lắng: Tôi không kịp vào viện để sinh
Sự thật: Chuyện này hiếm khi xảy ra nhưng một khi nó xảy ra, thông tin sẽ được đăng lên toàn địa phương: một người mẹ vừa sinh bé trong taxi trên đường đến bệnh viện và người tài xế taxi trở thành bà mụ bất đắc dĩ. Sự thật, thời gian từ lúc có dấu hiệu ban đầu đến lúc nghe được tiếng khóc của bé là rất dài. Thời gian trung bình từ lúc chuyển dạ đến lúc sinh vào khoảng từ 12-21 tiếng. Các mẹ sinh con đầu lòng thường sẽ lâu hơn. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc giáo viên hướng dẫn lớp học sinh con để đảm bảo bạn hoàn toàn nắm rõ mọi thứ và biết khi nào cần phải vào viện. Nên tập dợt thử để biết bạn phải mất bao lâu mới có thể tới được bệnh viện.
14. Lo lắng: Việc sinh nở quá khó và quá đau, tôi sẽ không bao giờ vượt qua được.
Sự thật: Ở những tuần gần tới ngày dự sinh, bạn có thể lo lắng về những thứ khác nhau có thể xảy ra khi lâm bồn: sinh bé sẽ đau như thế nào và cơn đau sẽ kéo dài bao lâu? Đầu tiên, bạn có thể nhìn lại thời của ông bà, cha mẹ ta trước đây và nhận thấy nhiều phụ nữ đã làm được điều này, vì thế bạn cũng có thể làm được. Bên cạnh đó, ngày nay có nhiều cách giúp bạn giảm đau.
Nếu bạn thuộc tuýp người khi căng thẳng càng muốn thêm nhiều thông tin, cách tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ về một vài vấn đề cụ thể, sau đó chờ cho tới lúc mọi việc thật sự xảy ra. Còn nếu bạn thuộc tuýp người ngược lại, nên tham gia các lớp học hậu sản, thu thập kinh nghiệm từ bạn bè, vẽ ra kế hoạch sinh bé và trao đổi với bác sĩ. Bất kể bạn lo lắng như thế nào, điều quan trọng là hãy tìm một bác sĩ có thể nói chuyện cởi mở về những gì bạn lo sợ và mong muốn khi bước vào phòng sinh. Đó là người có thể nói cho bạn biết điều gì thật sự xảy ra.
Theo: Anmum VN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét