Thai kỳ thường đi kèm với nhiều sự thay đổi, trong đó những thay đổi với làn da dễ làm mẹ bầu căng thẳng nhất, đặc biệt là những chị em mới mang thai lần đầu. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề về da thường gặp khi mang thai đều sẽ được cải thiện sau khi sinh em bé nên mẹ đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng sức khỏe nhé.
Mụn
Trong ba tháng đầu thai kỳ, rất có khả năng mẹ sẽ phải đối diện với gương mặt “nở hoa” như đang ở tuổi dậy thì. Có những mẹ còn nổi mụn li ti đầy lưng nữa đấy nhé. “Thủ phạm” không ai khác hơn chính là sự thay đổi của các hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai. Điều này cũng có nghĩa là sau khi sinh em bé và các hormone bắt đầu được cân bằng lại, tình trạng mụn sẽ giảm đi đáng kể và da mặt bạn sẽ trở lại bình thường thôi.
Tin liên quan về sữa dành cho bà bầu:
Sức khỏe cho bà bầu
Su phat trien cua be khi mang thai 3 thang dau
Rất nhiều các sản phẩm trị mụn phổ biến bao gồm cả dạng kem thoa và thuốc uống đều chứa những thành phần bị chống chỉ định cho phụ nữ mang thai do có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, sinh non cùng các bất thường thai kỳ khác, do đó, để đảm bảo an toàn cho con, bạn nên tìm cách cải thiện tình trạng mụn một cách tự nhiên bằng việc uống thật nhiều nước và ăn nhiều hoa quả mát nhé.
Nám da, tàn nhang
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nám da, tàn nhang khi mang thai: một là sự thay đổi của các hormone thai kỳ, hai là việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cả hai yếu tố này đều kích thích việc sản xuất các hắc sắc tố dưới da, gây nên những vùng da sạm màu, có khi thành từng mảng nâu nhạt trên khuôn mặt, khiến mẹ bầu cảm thấy thiếu tự tin về làn da của mình. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng nhé vì các vùng da sạm màu này sẽ nhạt dần trong vòng vài tháng sau khi sinh.
Chắc hẳn các chị em sẽ không thể nào ngồi yên chờ những mảng nâu tự động biến mất phải không nào? Vậy thì để hạn chế tối đa sự xuất hiện của những vùng da xấu xí này, mẹ nhớ bảo vệ da thật kỹ trước ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao và che chắn kỹ khi ra ngoài ban ngày nhé. Ngoài ra, mẹ cũng cần thường xuyên rửa mặt và tẩy tế bào chết cho da mặt để làn da được sạch sẽ và tươi sáng hơn. Dĩ nhiên, không thể bỏ qua việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin C, vitamin E,… để giúp trẻ hóa làn da và chống nám.
Rạn da
Rạn da có lẽ là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của chị em, xuất hiện ở 80-90% phụ nữ mang thai. Tình trạng rạn da ngoài phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người thì còn chịu tác động của một số nguyên nhân như: tăng cân khi mang thai, độ mềm và tính đàn hồi của da trước và trong thai kỳ,…
Hầu hết chị em đều “nhờ cậy” các loại kem chống rạn da để ngăn chặn hoặc cải thiện tình hình nhưng thực tế đáng buồn là kem chỉ có tác dụng tăng độ đàn hồi của da nên việc thoa kem chỉ mang tính hỗ trợ chứ không thể giúp mẹ kiểm soát rạn da như nhiều chị em lầm tưởng. Và cũng như những loại mỹ phẩm khác, tùy cơ địa mỗi người mà kem chống rạn có thể phát huy tác dụng nhiều hay ít.
Cách cơ bản nhất để giảm thiểu nguy cơ rạn da là duy trì mức tăng cân từ từ vì tăng cân đột ngột là một trong những nguyên nhân chính gây rạn da. Bên cạnh đó, mẹ nên uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít/ngày; ăn uống các thực phẩm giàu kẽm, vitamin E và C. Mẹ cũng có thể thay kem chống rạn bằng các loại dầu massage tự nhiên như dầu dừa, dầu chuối,…
Nguồn: Anmum Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét