Luyện tập thể dục vốn là cách thức tốt để cải thiện sức khỏe cho tất cả mọi người. Với các bà bầu, những bài tập nhẹ nhàng thường xuyên lại càng mang đến nhiều lợi ích. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, các mẹ bầu cũng cần có những lưu ý nhất định.
Lợi ích của việc tập thể dục trước khi sinh
Nếu bạn đã có thói quen tập thể dục trước khi mang thai, nên tiếp tục thực hiện trong ba tháng đầu thai kỳ, miễn là bạn đã hỏi ý kiến và nhận được sự chấp thuận từ bác sĩ. Nếu chưa có một kế hoạch tập thể dục từ trước, đây chính là thời điểm lý tưởng để bắt đầu những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp.
Tin tức về sữa dành cho bà bầu:
Chuẩn bị mang thai
Thuc an tot cho ba bau giup dep da
Để đối mặt với những cảm giác khó chịu, mệt mỏi trong khi mang thai như: buồn nôn, chuột rút, sưng bàn chân, giãn tĩnh mạch, táo bón, mất ngủ, đau lưng, các mẹ bầu thường có tâm lý nghỉ ngơi thay vì nghĩ đến việc tập thể dục. Tuy nhiên, thực tế là nghỉ ngơi càng nhiều sẽ càng khiến cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi. Chính những vận động nhẹ nhàng mới là cách tốt để tái tạo năng lượng và xóa tan những triệu chứng mỏi mệt trên. Bên cạnh đó, vận động cũng mang đến cho mẹ bầu giấc ngủ ngon và cảm giác thư thái khi tỉnh dậy.
Tập thể dục khi mang thai cần thật cẩn trọng và nhẹ nhàng
Ngoài tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai, tập thể dục còn giúp các mẹ bầu cảm thấy tự tin hơn trước những thay đổi của cơ thể. Không những vậy, việc sản sinh endorphins, chất tạo cảm giác hứng khởi, trong quá trình tập thể dục cũng giúp cải thiện tâm trạng và giải tỏa những cảm giác lo lắng, buồn phiền hay trầm cảm.
Tập thể dục là lúc mẹ bầu đang cùng con vận động. Nhờ vậy mà em bé sinh ra sẽ có cân nặng và sức đề kháng tốt hơn. Cuối cùng, việc siêng năng tập thể dục còn giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng, nhanh chóng hơn. Chẳng những thế, thời gian phục hồi sau khi sinh cũng sẽ được rút ngắn. Khi đã quyết định tập thể dục, bạn chỉ cần tuân theo một vài quy tắc đơn giản dưới đây:
Không nên:
Không cố gắng tập luyện quá sức.
Tránh tập thể dục trong môi trường nóng hoặc ẩm ướt.
Không tham gia các môn thể thao nguy hiểm như: trượt tuyết hoặc cưỡi ngựa.
Nếu bạn có tiền sử co giật hoặc sinh non, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài tập thể dục.
Nên:
Thực hiện một vài bài tập khởi động để cơ bắp ấm lên trước khi bắt đầu.
Tập trung vào các bài tập ở phần lưng, vai, ngực và hông. Đặc biệt là học cách hít thở đều đặn trong khi tập thể dục.
Đi bộ từ 10-30 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng cải thiện đường ruột và giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt hơn hẳn.
Mặc trang phục thoải mái, không nên quá bó hoặc quá rộng. Chọn giày phù hợp cho phụ nữ mang thai muốn tập thể dục.
Nếu tập luyện ngoài trời, cần thoa kem chống nắng vì khi mang thai da của bạn trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
Thay vì cố tập luyện đến mức kiệt sức hay đốt cháy quá nhiều năng lượng, mẹ bầu nên thực hiện các bài tập một cách chậm rãi và an toàn như:
Vài động tác co giãn nhẹ nhàng mọi lúc mọi nơi cũng sẽ mang đến sự thoải mái cho cơ thể, ngăn ngừa chuột rút và làm giảm các cơn đau cơ bắp.
Các lớp học aerobic nhẹ nhàng hay yoga cho bà bầu cũng là lựa chọn phù hợp, giúp giảm căng thẳng và khiến cơ thể trở nên mềm dẻo, khỏe mạnh hơn. Bơi lội cũng là một hình thức tốt mà mẹ bầu có thể cân nhắc. Nước sẽ giúp cho bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn, điều mà chị em nào cũng mong muốn khi mang thai.
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu nên cố gắng uống nước càng nhiều càng tốt. Điều này thật sự cần thiết cho cả mẹ và bé. Trong khi luyện tập, nên chuẩn bị một chai nước lọc để bên cạnh để bổ sung thường xuyên.
Theo: http://vnanmum.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét